Monday, March 30, 2020

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ là một trong những loại thực phẩm đã khiến cho nhiều nhà khoa học tranh luận vì có các quan điểm khác nhau. Một số người ủng hộ cho rằng đậu phụ làm từ đậu nành nên lành mạnh và một trong những nguồn tốt nhất của protein. Một số người khác lại cho rằng đậu phụ là một thực phẩm chế biến nên không có giá trị dinh dưỡng như thực phẩm tươi sống.
7 điều bạn cần biết về đậu phụ
Tuy nhiên, chúng ta biết rằng đậu phụ là thực phẩm có thể cung cấp protein cho những người ăn chay. Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ. Nếu ăn quá nhiều đậu phụ cũng có thể dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Hãy tìm hiểu thêm về đậu phụ theo những thông tin dưới đây nhé:

1. Đậu phụ là thực phẩm chế biến

Vì là thực phẩm được chế biến từ đậu nành nên đậu phụ có chứa chất bảo quản và được sản xuất nhân tạo. Nó không mang đặc tính như các thực phẩm tự nhiên nguyên chất.
7 điều bạn cần biết về đậu phụ

2. Không nên ăn nhiều đậu phụ một lúc

Đậu phụ cung cấp protein nên nó rất thích hợp với những người ăn chay hoặc muốn giảm cân. Nhưng bạn không nên ăn nhiều đậu phụ một lúc vì nó có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.

3. Ăn nhiều đậu phụ phá vỡ nội tiết tố nam

Đậu nành có chứa isoflavone, một hợp chất làm tăng lượng estrogen trong cơ thể. Nếu bạn là nam giới, tiêu thụ nhiều sản phẩm từ đậu nành bao gồm cả đậu phụ có thể phá vỡ sự cân bằng của các hormone sinh sản của bạn.
7 điều bạn cần biết về đậu phụ

4. Đậu phụ có lợi cho thời kì mãn kinh

Đối với phụ nữ, lượng estrogen tăng sẽ giúp họ dễ dàng vượt qua các triệu chứng của thời kì mãn kinh hoặc khắc phục sự mất cân bằng nội tiết tố.
7 điều bạn cần biết về đậu phụ

5. Đậu phụ có chứa vitamin D

Trong số các thực phẩm chay thì đậu nành chứa nhiều vitamin D nhất, vậy nên khi được chế biến thành đậu phụ, lượng vitamin D vẫn được giữ lại đáng kể.

6. Đậu phụ gây ra các vấn đề về tuyến giáp

Những người có vấn đề ở tuyến giáp không nên ăn nhiều đậu phụ hoặc các sản phẩm đậu nành khác vì nó tác động không nhỏ đến sự cân bằng nội tiết trong cơ thể.

7. Đậu phụ giúp tăng cường canxi, giúp phát triển xương

Đậu phụ là loại sản phẩm đậu nành rất phổ biến. Không thể phủ nhận rằng giá trị dinh dưỡng của đậu phụ thực sự rất cao, đặc biệt là hàm lượng canxi. Trong mỗi 100g đậu phụ chứa tới 140-160 mg canxi.

8. Đậu phụ là thực phẩm hoàn hảo cho chế độ ăn kiêng, giảm cân

Đậu phụ là thực phẩm hoàn hảo cho chế độ ăn kiêng, giảm cân
Ngoài ra, đậu phụ chứa một lượng lớn protein, isoflavone đậu nành, sắt, lecithin và đường. Như vậy, có thể thấy đây là loại thực phẩm ít calo, ít chất béo nhưng giàu protein, cực kì thích hợp cho những người muốn sử dụng nó để ăn kiêng giảm cân, giữ dáng.

9. Ngăn ngừa ung thư

Y học phương Đông tin rằng đậu phụ có tính hàn, có thể nuôi dưỡng khí, giải độc. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho rằng, isoflavone đậu nành trong đậu phụ có tác dụng ngăn ngừa, chống và điều trị ung thư. Ngoài ra, đậu phụ có chứa một lượng lớn sterol và stigmasterols, có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Nó đặc biệt tốt trong việc ngăn ngừa ung thư vú ở nữ giới do isoflavone đậu nành trong đậu phụ còn được gọi là phytoestrogen, có tác dụng điều chỉnh mức estrogen ở phụ nữ.

10. Thay thế protein từ thịt, giúp sống lâu

Một nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản cho thấy, nếu bạn thay thế thịt bằng đậu phụ, bạn có thể kéo dài tuổi thọ. Điều này là do protein thực vật trong đậu phụ có liên quan đến tỷ lệ tử vong thấp hơn.
Theo dữ liệu từ hơn 70.000 người tại Nhật Bản, thay thế 3% protein thịt đỏ bằng protein thực vật giúp giảm một phần tư nguy cơ tử vong. Tiến sĩ Hu Bingchang của Đại học Harvard cũng tin rằng protein thực vật như đậu phụ thay vì thịt đỏ và thịt chế biến là rất tốt cho sức khỏe.
Đậu phụ thay thế protein từ thịt, giúp sống lâu

3 nhóm người không nên ăn đậu phụ

Mặc dù đậu phụ chứa nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng có 3 nhóm người không phù hợp để tiêu thụ nó:
  • 1. Giá trị purine của đậu phụ rất cao, do đó những bệnh nhân bị bệnh gút hoặc những người có axit uric cao nên chú ý đến lượng đậu phụ ăn vào bởi nó có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • 2. Do đậu phụ có tính hàn nên những người có dạ dày bị lạnh, lá lách và thận thiếu dương khí, thường phát xạ về đêm cũng không nên ăn đậu phụ.
  • 3. Những người dễ bị đầy hơi và tiêu chảy không nên tiêu thụ quá nhiều đậu phụ.

http://muvn.net/diendan/member.php/14189-ketquabongda001.html
https://tennisdoanhnhan.com/members/ketquabongda001.52508/
https://www.martialartsplanet.com/members/ketquabongda001.92793/
https://butnghien.com/members/ketquabongda001.117/#about
https://svdhbk.com/members/ketquabongda001.28903/
https://kenhrao.com/members/ketquabongda001.9191/#about
https://bbvietnam.com/members/ketquabongda001.168817/
http://chimcanhviet.vn/forum/members/ketquabongda001.139571/
https://www.writerscafe.org/ketquabongda001
https://www.zx-10r.net/members/ketquabongda001.598392/#about
https://digiex.net/members/ketquabongda001.80422/
https://agriviet.com/members/ketquabongda001.204965/#about
https://hopcho.vn/members/ketquabongda001.62264/
https://tinhte.vn/members/ketquabongda001.2698029/
https://www.otosaigon.com/members/ketquabongda001.308365/#about
http://diendan.cuadepviet.com/members/4261-ketquabongda001.html
http://diendan.ffvina.com/members/4119-ketquabongda001.html
http://xaydunghanoimoi.net/members/7017-ketquabongda001.html
http://bftvietnam.com/forum/member.php/14335-ketquabongda001.html
http://tai.edu.vn/members/18407-ketquabongda001.html
https://www.minds.com/ketquabongda001/ mk: Rapper@1231
https://www.1seriesonline.com/forums/37664-ketquabongda001.html
https://community.atlassian.com/t5/user/viewprofilepage/user-id/3834232
https://www.poweredbyrsn.com/members/ketquabongda001/

Saturday, March 28, 2020

Đuôi dài gần nửa mét, mèo Cygnus ghi tên vào kỷ lục Guinness

Con mèo Cygnus của cặp đôi Lauren và Will Powers ở Ferndale, Michigan, Mỹ mới được ghi tên vào sách kỷ lục Guinness vì sở hữu chiếc đuôi dài nhất loài mèo.
Theo tờ Oddicentral, mèo Cygnus có chiều dài từ mông tới hết đuôi là 44,66cm vào lần đo hồi tháng 6/2016.
Người chủ của mèo cho biết kể từ đó đến nay đuôi mèo vẫn tiếp tục dài ra. Hiện lần đo đuôi mèo Cygnus gần đây nhất là 46,73cm.
Mèo Cygnus.
Mèo Cygnus.
Mọi người thường gọi Cygnus với cái tên cưng là "chổi lông" hoặc "bông chặn cửa" vì đuôi của chú rất dài và mềm mại.
Lauren và Will Powers chia sẻ rằng chỉ cần Cygnus đi qua và quẫy đuôi là nhà như được quét dọn bởi chiếc đuôi đã phủi hết bụi bặm.
Tuy nhiên đôi lúc chiếc đuôi dài thườn thượt cũng gây ra không ít rắc rối. Mỗi khi đóng cửa, chủ nhân của Cygnus phải rất cẩn thận đế đuôi không kẹt vào cửa.
Mỗi lần mèo nằm, phần đuôi do quá dài nên dễ bị nhúng vào nước, thức ăn đồ uống gần đó.
Anh trai của Cygnus, chú mèo tên Arcturus cũng ghi danh vào Kỷ lục Guinness với danh hiệu chú mèo cao nhất thế giới. Arcturus cao tầm 50cm và nặng khoảng 14kg.

Những động vật cách ly đồng loại mắc bệnh truyền nhiễm

Các động vật cách ly với đồng loại vì bệnh truyền nhiễm

Người dân ở các nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 đang chật vật tìm cách tránh tiếp xúc với người khác và ở trong nhà. Cách ly xã hội (social distancing) không phải khái niệm mới trong thế giới tự nhiên, nơi bệnh truyền nhiễm rất phổ biến. Trên thực tế, một số loài động vật giữ khoảng cách với đồng loại trong cộng đồng của chúng nếu phát hiện mầm bệnh ở cá thể đó.
Cách ly xã hội là một thách thức bởi cá thể nhiễm bệnh không phải lúc nào cũng dễ phát hiện, theo Joseph Kiesecker, trưởng nhóm nghiên cứu của tổ chức The Nature Conservancy. Tuy nhiên, với giác quan nhạy bén, nhiều loài động vật có thể phát hiện một số bệnh truyền nhiễm, đôi khi trước cả lúc xuất hiện triệu chứng dễ nhận biết và điều chỉnh hành vi để tránh lây bệnh.

Ong mật

Các bệnh do vi khuẩn như bệnh thối ấu trùng châu Mỹ thường gây ảnh hưởng nặng nề cho các đàn ong mật, theo Alison McAfee, nghiên cứu sinh hệ sau tiến sĩ ở khoa Côn trùng học và Mầm bệnh cây trồng ở Đại học Bắc Carolina, Mỹ. Ấu trùng nhiễm bệnh phát ra mùi hóa học mà những con ong trưởng thành có thể đánh hơi như hỗn hợp axit oleic và β-ocimene, một loại pheromone ở ong. Sau khi xác định cá thể mang mầm bệnh, ong thợ thường ném chúng ra khỏi tổ.

Tinh tinh

Tinh tinh bại liệt bị các thành viên khác trong đàn cô lập.
Tinh tinh bại liệt bị các thành viên khác trong đàn cô lập. (Ảnh: National Geographic).
Năm 1966, trong khi nghiên cứu tinh tinh ở vườn quốc gia Gombe Stream, Tanzania, nhà linh trưởng học Jane Goodall quan sát một con tinh tinh tên McGregor mắc bệnh bại liệt do virus có độ lây nhiễm cao gây ra. Nó bị đồng loại tấn công và cô lập. Trong một tình huống, con tinh tinh bị liệt một phần tới gần những con tinh tinh khác đang chải lông cây. Nó vươn tay chào nhưng các thành viên trong đàn mau chóng bỏ đi mà không hề ngoái lại. "Trong hai phút, tinh tinh McGregor ngồi bất động nhìn chằm chằm sau lưng chúng", Goodall kể lại.
Goodall cũng ghi nhận một số trường hợp tinh tinh bị bệnh bại liệt trong nghiên cứu. Bà ghi nhận vài cá thể nhiễm bệnh được chào đón trở lại đàn. Goodall lý giải giống như con người, tinh tinh là sinh vật bị ảnh hưởng bởi hình thức. Sự kỳ thị ban đầu đối với tinh tinh bại liệt có thể đến từ nỗi sợ hãi đối với hình hài biến dạng của chúng, một phần trong chiến lược nhằm tránh lây bệnh.

Ếch trâu Mỹ

Trước khi Kiesecker bắt đầu nghiên cứu nòng nọc ếch trâu Mỹ vào cuối thập niên 1990, các mô hình dự đoán sự lây lan của bệnh dịch trong một quần thể động vật hoang dã cho rằng sự tiếp xúc với cá thể nhiễm bệnh mang tính ngẫu nhiên. Trong các thí nghiệm, Kiesecker nhận thấy nòng nọc không chỉ có khả năng phát hiện bệnh nhiễm nấm nguy hiểm ở những con nòng nọc khác mà các cá thể khỏe mạnh còn chủ động tránh tiếp xúc với đồng loại bị ốm. Tương tự ong mật, nòng nọc dựa vào tín hiệu hóa học để xác định con bị ốm.

Tôm hùm gai Caribe

Tôm hùm chủ động tránh xa cá thể bị ốm trước thời gian lây bệnh.
Tôm hùm chủ động tránh xa cá thể bị ốm trước thời gian lây bệnh. (Ảnh: Wikipedia).
Tôm hùm gai Caribe cũng xua đuổi cá thể nhiễm bệnh trong quần thể trước khi bản thân chúng bị lây. Thời gian để những con tôm hùm mang virus Panulirus argus lây sang đồng loại là khoảng 8 tuần sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, tôm hùm khỏe mạnh thường tránh xa trong vòng 4 tuần sau khi đồng loại của chúng nhiễm virus nhờ khả năng đánh hơi hợp chất hóa học phát ra từ con bị ốm

Friday, March 27, 2020

Giải mã dự án bom dơi tuyệt mật của Mỹ trong Thế chiến II

Trong Chiến tranh thế giới 2, Mỹ theo đuổi dự án bom dơi nhằm tấn công các mục tiêu của quân địch. Theo thiết kế, hàng nghìn con dơi được trang bị bom cháy siêu nhỏ đồng loạt tấn công vào một mục tiêu khiến đối thủ chịu thiệt hại lớn.
Nhiều dự án vũ khí độc đáo, thậm chí có phần kỳ quái, được thực hiện trong Chiến tranh thế giới 2. Dự án bom dơi của Mỹ là một trong số đó.
Ý tưởng về bom dơi để tiêu diệt sức mạnh của quân địch.
Ý tưởng về bom dơi để tiêu diệt sức mạnh của quân địch.
Bác sĩ Lytle Adams chính là người đầu tiên nảy ra ý tưởng phát triển bom dơi để tiêu diệt sức mạnh của quân địch. Sau sự kiện căn cứ Mỹ ở Trân Châu Cảng bị Nhật Bản tấn công, ngày 12/1/1942, bác sĩ Adams gửi đề xuất tới Tổng thống Mỹ khi ấy là Franklin Delano Roosevelt.
Trong bản đề xuất, bác sĩ Adams kiến nghị Mỹ sử dụng các con dơi mang theo những quả bom cháy siêu nhỏ rồi thả chúng trên bầu trời Nhật Bản để thiêu rụi các thành phố của Nhật. Sau khi nhận được bản đề xuất của bác sĩ Adams, Tổng thống Roosevelt giao cho cấp dưới kiểm tra tính khả thi của việc phát triển vũ khí bom dơi.
Khi ấy, các chuyên gia nhận thấy dự án này có tính khả thi. Vì vậy, Mỹ triển khai dự án vũ khí bom dơi với biệt danh X-Ray. Bác sĩ Adams cũng tham gia dự án này cùng với các nhà khoa học làm việc cho chính phủ Mỹ. Theo kế hoạch, nhóm nghiên cứu thực hiện tìm kiếm và bắt hàng trăm con dơi.
Kế đến, họ nghiên cứu chế tạo thiết bị gây cháy để con dơi có trọng lượng 30 gram có thể mang tới mục tiêu. Do vậy, một quả bom cháy nặng chưa đến 20 gram được tạo ra. Các nhà khoa học gắn vũ khí này vào mình con dơi. Thế nhưng, trong quá trình thử nghiệm, một số con dơi mang theo bom cháy bay ra khỏi khu vực thí nghiệm dẫn đến một vụ cháy nhỏ. Đến ngày 15/12/1943, Mỹ thử nghiệm bom dơi tại bãi thử ở bang Utah và đạt được thành công.
Giới chức Mỹ dự định đưa vũ khí đặc biệt này vào trong cuộc chiến chống Nhật Bản kể từ tháng 9/1944. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà Mỹ đột ngột hủy bỏ dự án bom dơi trị giá khoảng 2 triệu USD vào tháng 2/1944. Theo đó, loại vũ khí này chưa từng được sử dụng trên chiến trường.


https://answers.informer.com/user/keonhacai001
https://www.instapaper.com/read/1290058483
https://www.spreaker.com/user/12213733
https://sketchfab.com/ketquabongda001
https://www.viki.com/users/keonhacai001/about
https://coub.com/keonhacai001
https://www.blurb.com/user/keonhacai001
http://www.authorstream.com/keonhacai001/
https://speakerdeck.com/cai001
https://www.chowhound.com/profile/1907698

Sạc nhanh sẽ khiến pin xe hơi điện nhanh “tã” hơn

Nhưng hóa ra, theo phát hiện của các nhà khoa học, thì liên tục sử dụng các điểm sạc nhanh với công suất lớn có thể khiến vòng đời của các viên pin xe hơi điện giảm mạnh.
Cụ thể, các kỹ sư từ Đại học California, Riverside (UCR) cho biết các trạm sạc nhanh thương mại sẽ buộc pin xe hơi điện hoạt động ở nhiệt độ và điện trở cao, có thể khiến các cell pin nứt vỡ, rò rỉ, và mất dần dung lượng lưu trữ.
Để kiểm tra nhận định của mình, nhóm các kỹ sư và nhà khoa học đã sạc một bộ cell pin lithium-ion hình trụ của Panasonic (tương tự như các khối pin của Tesla) bằng phương thức giống như các trạm sạc nhanh công cộng trên đường hiện nay.
Các nhà nghiên cứu còn sạc một bộ pin bằng một giao thức mới dựa trên thuật toán, trong đó sạc pin càng nhanh càng tốt nhưng trong quá trình sạc có cân nhắc đến điện trở bên trong của pin.
Theo các kỹ sư, điện trở trong cao của pin có thể gây ra nhiều vấn đề khi sạc. Nếu chúng không được xem xét và giải quyết, các cell pin có thể bị hư hỏng vĩnh viễn.
Để ngăn hư hỏng tiềm tàng, phương thức sạc mà UCR đưa ra sẽ tự ngắt khi điện trở trong tăng lên quá cao. Theo lý thuyết, cách này sẽ hạn chế được thiệt hại gây ra cho các cell pin.
Pin trước và sau 60 chu kỳ sạc bằng phương thức mới và phương thức truyền thống
Pin trước và sau 60 chu kỳ sạc bằng phương thức mới và phương thức truyền thống

Thời lượng pin bị suy giảm đáng kể

Với quy trình sạc tiêu chuẩn công nghiệp, dung lượng pin sẽ bị suy giảm đến 40% sau 40 chu kỳ sạc. Tuy nhiên, với phương thức sạc dựa trên điện trở trong, dung lượng pin chỉ bị suy giảm khoảng 20% sau khi đã sạc đến chu kỳ thứ 40 mà thôi.
Theo các nhà nghiên cứu, quy trình chuẩn sẽ giết chết pin sau 25 chu kỳ sạc. Một viên pin xe hơi điện được xem là đã đi đến cuối vòng đời khi nó chỉ còn giữ được ít hơn 80% so với tổng dung lượng ban đầu.
Sau 60 chu kỳ sạc theo quy trình tiêu chuẩn công nghiệp, các cell pin bắt đầu bị nứt, làm lộ ra các linh kiện bên trong. Trong các trường hợp nặng hơn, những dấu hiệu này là đã quá đủ để gây ra cháy nổ.
Nếu bạn đang lái một chiếc xe hơi điện và thích thú với việc sạc nhanh, có một vài điều bạn có thể làm để đảm bảo an toàn cho pin xe.
Cụ thể, cần giảm thiểu việc sử dụng các trạm sạc nhanh thương mại, sạc xe trước khi pin hoàn toàn cạn kiệt, và đừng sạc quá mức cần thiết.
Trong sử dụng thực tế, hầu hết mọi người hiếm khi sạc xe hơi điện của họ từ mức 0 lên 100%. Nhưng dù sao thì làm điều đó cũng chẳng mang lại lợi ích gì để bạn phải suy nghĩ lại cả!


http://sualaptop365.edu.vn/members/ketquabongda001.362769/
https://www.sailnet.com/forums/members/ketquabongda001.htmlhttps://weight-loss.fitness.com/members/ketquabongda001.175821/#about
http://www.droidforums.net/members/ketquabongda001.420808/
https://forums.funny-games.biz/members/ketquabongda001.1981563/
https://www.climatecolab.org/members/profile/2703660#
https://tune.pk/user/ketquabongda001/about
https://hvacr.vn/diendan/members/ketquabongda001.112721/
https://amtech.vn/members/ketquabongda001.174102/
https://www.diendanmevabe.com/members/195290-ketquabongda001.html

Thursday, March 26, 2020

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Nguồn gốc ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Theo nghĩa chữ Hán "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu chuyện ly kỳ truyền tụng nhiều đời. Chuyện kể rằng vào đời Xuân Thu (770 - 221), vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.
Ngày Tết Hàn thực diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ngày Tết Hàn thực diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.
Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.
Nhà vua hối hận cho lập miếu thờ. Hàng năm, đến ngày 3 tháng 3 là ngày chết cháy của 2 mẹ con Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước, đây được coi là ngày Tết Hàn thực.

Ý nghĩa của bánh trôi bánh chay trong tết Hàn thực của người Việt

Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng, mang đậm chất Việt. Vào ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực.
Bánh trôi.
Bánh trôi.

Hướng về cội nguồn

Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồntưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Chẳng hạn người Việt có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3 ở Hà Tây. Tiếp đó, ngày giỗ tổ Hùng vương mùng 10/3 người Việt từ khắp mọi miền tổ quốc về đền Hùng, Phú Thọ thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, tưởng nhớ cội nguồn... Như thế, rõ ràng tết Hàn thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Truyền thống dân tộc

Bánh chay.
Bánh chay.
Bánh trôi bánh chay là đặc trưng của ngày lễ này. Từ xa xưa bánh trôi bánh chay đã đi vào thơ ca dân tộc như những món ăn đặc trưng phổ biến của người Việt. Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

Ôn lại chuyện xưa

Vào những ngày này, cùng người thân thưởng thức một đĩa bánh trôi, bánh chay ta như cảm nhận được nhân tình thế thái. Nhiều người còn truyền tai nhau rằng, ăn bánh trôi bánh chay vào ngày này để ôn lại những chuyện xưa cũ, chuyện một thời đã xa của dân tộc ta.
Tết Hàn thực với món bánh trôi bánh chay truyền thống là dịp để mọi người tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Tết Hàn thực với món bánh trôi bánh chay truyền thống là dịp để mọi người tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Cũng có tích kể lại rằng bánh trôi bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích "bọc trăm trứng" của Âu Cơ. Trăm viên bánh nhỏ tượng trưng cho trăm quả trứng của Đức Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chạy tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.
Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.

Sự sống có thể tồn tại rất nhiều nơi trong vũ trụ, nó chỉ không nằm trong vùng ta thấy được mà thôi

Có lẽ chúng ta không phải là những sinh vật thông minh duy nhất trên vũ trụ, nhưng có vẻ cơ hội tìm ra người ngoài hành tinh rất mập mờ.
Nguồn gốc của sự sống là quá trình mà các vật chất không sống (vô cơ), tự lắp ráp trong một số điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển thành các hợp chất hữu cơ đơn giản. Tất nhiên chi tiết của quá trình này vẫn còn là điều bí ẩn và các nhà khoa học vẫn không biết cách thức chính xác chúng diễn ra, hay có thường xuyên xảy ra trong vũ trụ không?
Các tôn giáo trên thế giới cũng có nhiều ý tưởng khác nhau về cách sự sống xuất hiện, tất nhiên, họ luôn tin rằng tất cả vũ trụ là do bàn tay ma thuật của các thế lực siêu nhiên tạo ra. Nhưng những lời giải thích đó, chỉ là những câu chuyện huyền thoại đầy màu sắc, khiến nhiều người trong chúng ta không thực sự hài lòng.
"Làm thế nào mà sự sống xuất hiện?" là một trong những câu hỏi hấp dẫn nhất của loài người và khiến các nhà khoa học liên tục phải tìm kiếm câu trả lời.
Tomonori Totani là một giáo sư thiên văn học tại Đại học Tokyo cũng bị lôi cuốn bởi những ý tưởng đó. Ông đã viết một bài báo có tiêu đề “Sự xuất hiện của sự sống trong một vũ trụ có tính giãn nở”, được công bố trên tờ Báo cáo Khoa học Tự nhiên.
Phòng thí nghiệm thiên văn học của giáo sư Totani
Phòng thí nghiệm thiên văn học của giáo sư Totani.

Nghiên cứu của giáo sư Totani dựa vào hai yếu tố đi đôi với nhau:

  • Niên đại và kích cỡ của Vũ trụ, quá trình giãn nở của Vũ trụ và tỷ lệ diễn ra của các sự kiện bất kỳ trong Vũ trụ.
  • Nghiên cứu về ARN, để tìm hiểu xem một chuỗi các nucleotide cần phải dài bao nhiêu để "mong đợi một hoạt động tự sao chép diễn ra".
Công trình của Giáo sư Totani, giống như hầu hết tất cả các nghiên cứu về khởi nguồn sự sống, đều xem xét các thành phần cơ bản của sự sống trên Trái đất là: ARN, hay còn gọi là axit ribonucleic. ADN phức tạp hơn nhiều ARN, chúng mang thông tin về cách hình thành sự sống của từng cá thể. Thế nhưng ARN vẫn phức tạp hơn tổ hợp hóa học có ở ngoài Trái Đất, và chính vì việc ARN đơn giản hơn ADN, tỷ lệ tự hình thành của ARN cao hơn.
Ngoài ra có một giả thuyết trong quá trình tiến hóa cho rằng mặc dù ADN mang các thông tin hướng dẫn để tạo nên một sinh vật, nhưng ARN mới là tác nhân điều chỉnh quá trình phiên mã các chuỗi ADN. Giả thuyết mang tên “tiến hóa dựa trên ARN” và khẳng định ARN là đối tượng của chọn lọc tự nhiên trong học thuyết Darwin và cũng có thể di truyền được.
Vì vậy nếu phải xem xét giữa ARN và ADN, để tìm ra đâu là thành phần sinh học được tạo ra đầu tiên từ thuở sơ khai của vũ trụ, thì chúng ta nên chọn ARN.
Hình ảnh mô phỏng hai sợi ARN.
Hình ảnh mô phỏng hai sợi ARN.
ARN là một chuỗi các chất hóa học được gọi là nucleotide. Nhiều nghiên cứu cho thấy một chuỗi các nucleotide cần ít nhất 40 đến 100 nucleotide trước khi hành vi tự sao chép xảy ra giúp sự sống có thể tồn tại.
Phải cần khá nhiều thời gian, khi tập hợp đủ các nucleotide, các phân tử mới có thể tạo thành một chuỗi để đáp ứng yêu cầu về chiều dài tối thiểu đó. Và câu hỏi ở đây là, đã có đủ thời gian cho sự sống như vậy hình thành trong vũ trụ hay chưa? Vũ trụ đã tồn tại hơn 13 tỷ năm và chúng ta đã đang ngồi đây, câu trả lời chắc phải là có chứ?
Tuy nhiên theo thông cáo báo chí đã công bố của bài báo mới này, "Ước tính hiện tại cho thấy con số tạo nên sự sống từ 40 đến 100 nucleotide đầy ma thuật, không thể xuất hiện trong các vùng không gian thuộc vũ trụ chúng ta quan sát được". 
Điểm mấu chốt là đây, thế còn vùng không gian ta không quan sát được thì sao?
Vũ trụ khả kiến có đường kính 93 tỷ năm ánh sáng.
Vũ trụ khả kiến có đường kính 93 tỷ năm ánh sáng.
"Vũ trụ thực sự rộng lớn hơn nhiều phần mà con người có thể quan sát được", Giáo sư Totani nói. "Trong vũ trụ học đương đại, vũ trụ đã trải qua thời kỳ giãn nở nhanh chóng tạo ra một khu vực mở rộng, lớn đến mức vượt ra khỏi chân trời của không gian chúng ta có thể quan sát trực tiếp. Việc đưa diện tích lớn hơn này vào các mô hình khởi nguồn sự sống làm tăng đáng kể cơ hội phát sinh sự sống."
Vũ trụ của chúng ta ra đời trong một Vụ Nổ Lớn (Big Bang) và theo nghiên cứu của giáo sư Totani, Vũ trụ "có thể bao gồm hơn 10^100 ngôi sao giống như Mặt trời", trong khi Vũ trụ quan sát được chỉ chứa khoảng 10^22 ngôi sao.
Chúng ta đều biết rằng sự sống đã xảy ra ít nhất một lần, do đó, không có vấn đề gì về việc nó đã xảy ra thêm một lần nữa, ngay cả khi cơ hội là vô cùng nhỏ bé.
Đi tìm các Hệ sao giống Hệ Mặt trời là chìa khóa phát hiện sự sống.
Đi tìm các Hệ sao giống Hệ Mặt trời là chìa khóa phát hiện sự sống.
Theo thống kê, lượng vật chất trong vũ trụ quan sát được chỉ có thể tạo ra ARN dài 20 nucleotide, thấp hơn con số 40 đến 100. Nhưng vì giãn nở nhanh, diện tích phần lớn vũ trụ lại nằm ngoài vùng quan sát được của loài người. Điều đó có nghĩa: khoảng cách quá xa đã khiến ánh sáng phát ra từ thời Big Bag không đến được Trái Đất. Khi các nhà vũ trụ học cộng số lượng ngôi sao trong vũ trụ khả kiến và vũ trụ không quan sát được lại với nhau, số lượng kết quả là 10^100 ngôi sao giống như Mặt trời,
Điều đó đồng nghĩa với việc ngoài Vũ trụ còn rất nhiều vật chất khiến cho việc chuỗi ARN hình thành không chỉ khả thi mà đã có thể diễn ra rồi, hay thậm chí là điều chắc chắn xảy ra.
Trong nghiên cứu của mình, giáo sư nói rằng mình nghiên cứu mối quan hệ cơ bản. Rằng: "Định lượng các tương tác hóa học có nguồn gốc từ độ dài tối thiểu của ARN cần để tạo ra polymer - hợp chất cao phân tử sinh học - đầu tiên, và kích cỡ Vũ trụ cần thiết để tạo ra một chuỗi ARN đủ dài và đủ khả năng hình thành sự sống, dựa trên việc thêm vào các monome - các đơn vị cấu tạo nên đa phân tử".
Nếu các bạn đọc mấy dòng trên mà khó hiểu, thì đây là kết luận của giáo sư Tomonori Totani:
"Nếu trong tương lai ta phát hiện ra dạng sống ngoài hành tinh tới từ nguồn gốc khác chúng ta, điều đó có nghĩa có một cơ chế chưa biết nào đó đã đa phân tử hóa nucleotid nhanh hơn cả quá trình thống kê ngẫu nhiên".
Chỉ cần nhiều vật chất hơn là sự sống có thể tự sản sinh.
Chỉ cần nhiều vật chất hơn là sự sống có thể tự sản sinh.
Vũ trụ thực tế lớn hơn phần có thể quan sát được và có khả năng chứa tới 10^100 ngôi sao giống như Mặt trời. Nếu xác suất để tạo ra ARN phi sinh học trên một hành tinh giống Trái đất bằng 1, thì độ dài nucleotide tối thiểu phải nhỏ hơn 20 nucleotide, thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu 40 nucleotide đã nêu ban đầu.
Nhưng các nhà khoa học không nghĩ rằng ARN có thể tự sao chép khi chỉ có 20 nucleotide, ít nhất là trên quan điểm của chúng ta khi quan sát sự sống hình thành trên Trái Đất. Như Giáo sư Totani đã nói trong bài báo của mình, ắt phải có một quá trình chưa rõ nào đó xuất hiện ở trong một Vũ trụ vô tận những khả năng.

Quá trình bí ẩn đó là gì?

Có lẽ không ai biết rõ, nhưng đây sẽ là một lỗ hổng của khoa học mà các tôn giáo có thể hô vang "Tất nhiên, là do Chúa Trời".
Công việc của Giáo sư Totani thực chất không phải đi tìm câu trả lời về cách thức khởi nguồn sự sống. Nhưng giống như rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác, nó giúp tạo ra những bài toán mở để thế hệ tiếp theo giải đáp khi đã nắm bắt được nhiều kiến thức hơn.
"Cũng như nhiều người cùng ngành nghiên cứu khác, động cơ của tôi là trí tò mò và những câu hỏi lớn", giáo sư Totani nói.
"Kết hợp hai cuộc điều tra gần đây về hóa học ARN với lịch sử vũ trụ học, khiến tôi nhận ra rằng vũ trụ phải có nhiều cách để chuyển từ trạng thái phi sinh học sang trạng thái sinh học. Đó là một suy nghĩ thú vị và tôi hy vọng nghiên cứu này có thể làm sáng tỏ điều đó, giúp khám phá ra nguồn gốc của sự sống".